Sunday, May 5, 2013

Cách phân biệt máy lọc nước rởm


RỞM VỀ XUẤT XỨ:
 
Sản phẩm được quảng cáo sản xuất tại Đài Loan với giá...., Malaysia..giá......, Mỹ với giá... Nhưng chúng tôi nhận thấy không thấy ai nói sản phẩm của mình bán của Trung Quốc cả. Phải chăng là hàng Trung Quốc chất lượng kém nên không thể tồn tại ở thị trường Việt Nam?
 
Cái trật tự về giá cũng mặc nhiên hình thành từ cái cái trật tự về nguồn gốc xuất xứ như cách nói của phần nhiều người bán hàng.
 
Tiếp cận một nhân viên bán hàng trên đường Trường Chinh với câu hỏi: Cái nào sản xuất tại Mỹ? Cô bán hàng chỉ vào một sản phẩm có hàng chữ: Member: Reverse Osmosis Filmtec - USA. Mặt sau của sản phẩm có dán tem ghi: Technology of USA. Rất hồn nhiên và tự tin cô bán hàng nói: Cái này sản xuất ở Mỹ anh ạ, giá 3.600.000 VND. Còn anh lấy cái rẻ hơn sản xuất Malaysia giá 2.600.000 VND, Đài Loan là 2.200.000 VND. Và hình như kiểu dáng và mẫu mã cũng na ná như vậy. Chỉ có chiếc tem thương hiệu là khác. Tuyệt nhiên, không một sản phẩm nào ghi made in USA, made in Malaysia hay made in Taiwan.
 
Tại sao không có chữ made in USA? Vẫn khuôn mặt hồn nhiên như thế, cô bán hàng trả lời: Anh ơi, anh không biết rồi, hàng này nhập khẩu qua nước thứ 3 nên người ta không ghi made in USA !!?
 
Cái này nhập khẩu nguyên chiếc à? Sao không thấy CO hả em?  Trả lời: CO là cái gì hả anh? Em bán hàng bao năm rồi có ghi cái gì đâu?
 
Member: Reverse Osmosis Filmtec - USA. Thực chất dòng chữ này không có nghĩa là máy được sản xuất ở Mỹ mà là nói về nguồn gốc xuất xứ về loại may loc nuoc do nhà khoa học Mỹ ORIRAJIN phát minh năm 1950. Từ Reverse Osmosis Filmtec – USA là kết hợp giữa tên của nhà khoa học trên và từ thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis).
 
Technology of USA, Design by USA: Công nghệ MỸ, thiết kế bởi Hoa Kỳ.
 
CO - certificate origin: Chứng nhận nhập khẩu cho biết nguồn gốc xuất xứ.
 
Điều đáng buồn ở đây chính là người tiêu dùng phải trả tiền đắt, tiền oan cho những sản phẩm không rõ ràng về xuất xứ mà thực chất được nhập khẩu từ một nơi hoàn toàn khác.
 
RỞM TRONG CÁC CAM KẾT:
 
Bảo hành, bảo trì thế nào? Trả lời: Bảo hành 2 năm, bảo trì 5 năm. Công ty em có chế độ bảo dưỡng định kì miễn phí 2 tháng một lần cho mỗi sản phẩm anh à!
 
Hay thật đấy, bây giờ Việt Nam cứ như là ở châu Âu ấy. Mua một sản phẩm giá có 2.600.000 vnd mà được bảo dưỡng miễn phí những 5 năm mà những 2 tháng một lần!!?
 
Có thật sự như vậy không? Hãy làm thử một phép toán về kinh tế:
 
Giả sử: Chi phí cho nhân viên bảo trì là 30 NGÀN/ lần/máy. Bảo dưỡng trong 5 năm là 30 lần. Như vậy, tổng chi phí cho bảo trì mà người bán bỏ ra trong 5 năm là: 30 ngàn x 30 lần = 900.000 VND !!? (Chưa nói đến mức độ trượt giá nhân công hàng năm). Chưa nói đến chi phí bảo hành do xác xuất sản phẩm hỏng là có.
 
Sẽ có nhiều giả thiết để lý giải cho chi phí này:
 
1. Người bán hàng có tâm thật đấy !!!?
 
2. Lợi nhuận của sản phẩm cực cao! (Trừ chi phí định kì bảo dưỡng, tiền thuê cửa hàng, điện đóm.... thế mà vẫn có lãi !!?)
 
3. Đằng sau lời cam kết này là điều gì?
 
SỰ THẬT:
 
Sự thật chỉ có người tiêu dùng là cần phải thận trọng với các thông tin và lời quảng cáo hấp dẫn.
 
Theo ông Trịnh Văn Ngọc, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng phải đảm bảo các yếu tố: có nhãn hiệu hàng hóa (Có nơi sản  xuất rõ ràng, thời hạn sản xuất...), có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng sản phẩm. Nếu người bán hàng không xuất trình được những loại giấy tờ trên thì những loại hàng hoá trên là hàng trôi nổi, chưa được kiểm định về chất lượng.
 
Để phân biệt máy thật, máy rởm, ngoài việc tìm mua hàng chính hãng, người tiêu dùng có thể dựa vào một số chi tiết trên máy thông qua mắt thường. Hàng chính hãng thì khi nhìn vào thân máy bao giờ cũng thấy độ sắc nét và tinh xảo hơn. Hàng rởm hoặc hàng Trung Quốc khi nhìn vào chất liệu nhựa sẽ thấy chất liệu nguyên thô, vết cắt không mịn. Đặc biệt người tiêu dùng cần tránh mua những loại máy không có nguồn gốc.

No comments:

Post a Comment