Thursday, February 28, 2013

Đăng ký tên miền 2014.ru được bán 80.000 USD


Chủ sở hữu trước đây của tên miền 2014.ru là Nevstruev. Tên miền này được dang ky ten mien trong năm 2004, khi Thế vận hội 2014 tại Sochi đã không được biết đến “, báo cáo nói.
Đăng ký tên miền 2014.ru được bán 2.500.000 rúp tương đương với 80.000 USD. Giám đốc điều hành sáng tạo Vyacheslav Semenchuk chắc chắn rằng trong sự trỗi dậy của chiến dịch PR cho tương lai của Thế vận hội ở Sochi, tên miền 2014.ru trở nên rất phổ biến.
 ru
Chủ tịch Hội đồng quản trị Vyacheslav Semenchuk cho rằng, đối tác đang xem xét khả năng tạo ra một lĩnh vực thông tin, dự án game internet cho khách hàng trẻ tuổi.

Nhà đăng ký tên miền Godaddy lớn nhất thế giới rời bỏ Trung Quốc


Go Daddy là nhà công ty cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền lớn nhất thế giới, đang quản lý khoảng 40 triệu tên miền. Hôm thứ tư, bà Phó chủ tịch điều hành của công ty, Christine Jones, tuyên bố từ nay sẽ không dang ky ten mien.cn nữa.
Hai ngày sau khi Google rời bỏ Trung Quốc, một công ty hàng đầu khác của Mỹ trong lĩnh vực Internet cũng lên kế hoạch tương tự.
Hồi 2005, Công ty Go Daddy được Trung tâm thông tin mạng Internet Trung Quốc (CNNIC) cấp quyền cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền .cn, rất phổ biến tại Trung Quốc. Nhiều công ty lớn của nước này sử dụng tên miền .cn và Go Daddy không phải là nhà cung cấp duy nhất.
Phó chủ tịch Jones cho biết từ trước đến nay khi khách hàng đăng ký tên miền, Go Daddy chỉ cần thu thập tên đầy đủ, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email của họ. Tuy nhiên, 4 tháng trước đây, CNNIC yêu cầu Go Daddy phải lấy cả ảnh chụp thẳng mặt của khách hàng, số đăng ký kinh doanh và vài loại giấy tờ khác. Theo Phó chủ tịch của Go Daddy, họ cảm thấy lo lắng về sự an toàn của người sử dụng dịch vụ đồng thời lo ngại quy định phiền hà sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. “Vì những lý do đó, chúng tôi quyết định ngừng cung cấp tên miền .cn mới kể từ thời điểm này. Go Daddy không muốn làm đại lý cho chính phủ Trung Quốc”, AFP trích phát biểu của bà trong họp báo ngày hôm qua.
Bà Jones còn nói thêm Go Daddy là một trong những nạn nhân của vụ tin tặc tấn công hồi tháng 12 năm ngoái, cùng với Google và khoảng 30 công ty khác.
Thượng nghị sĩ Chris Smith, một thành viên Đảng Cộng hòa Mỹ đến từ bang New Jersey, khen ngợi Google và Go Daddy vì “đã có những hành động đúng đắn tại Trung Quốc”. Ông này cũng hối thúc các doanh nghiệp Mỹ khác, đặc biệt là Microsoft, có hành động tương tự.
Hôm thứ 2, Google tuyên bố đã đóng cửa trang web tìm kiếm Google.cn, hướng người dùng đến một trang khác đặt tại Hong Kong, không chịu sự kiểm duyệt nào. Đồng sáng lập của Google, Sergey Brin sau đó lên tiếng kêu gọi các công ty Mỹ khác có hành động tương tự để gia tăng áp lực lên Chính phủ Trung Quốc.

Nhà cầm đồ sim số đẹp VIP đang trên đà phát triển mạnh


Anh Tuấn kể, với một chiếc sim so dep tứ 8, rao bán trên thị trường khoảng 35-40 triệu đồng, anh chỉ nhận cầm với giá 25 triệu đồng do không phải là "mua đứt bán đoạn". Thời hạn cầm là 30 ngày cùng lãi suất 3.000 đồng cho một triệu đồng mỗi ngày. Hết hạn cầm cố, chủ sim mang cả vốn lẫn lãi trả đủ, anh sẽ hủy bản nhượng quyền sim. Còn nếu không, sim đó chính thức trở thành tài sản của anh. Cách đây không lâu, anh bán được số đuôi 8888 với giá 32,5 triệu đồng của khách không đến trả tiền.
Anh Tuấn kể, với một chiếc sim so dep  tứ 8, rao bán trên thị trường khoảng 35-40 triệu đồng, anh chỉ nhận cầm với giá 25 triệu đồng do không phải là "mua đứt bán đoạn". Thời hạn cầm là 30 ngày cùng lãi suất 3.000 đồng cho một triệu đồng mỗi ngày. Hết hạn cầm cố, chủ sim mang cả vốn lẫn lãi trả đủ, anh sẽ hủy bản nhượng quyền sim. Còn nếu không, sim đó chính thức trở thành tài sản của anh. Cách đây không lâu, anh bán được số đuôi 8888 với giá 32,5 triệu đồng của khách không đến trả tiền.
Từ chủ tiệm cầm đồ, anh Đỗ Văn Tuấn ở Lò Đúc, Hà Nội lấn sân sang lĩnh vực sim đẹp bằng cách nhận cầm cố số VIP rồi đem bán lại. "Cũng như nhà đất, ôtô, xe máy, laptop... cứ có giá là cầm được", anh Tuấn nói. Mở từ cuối năm 2009 nhưng tới giữa năm 2011, dịch vụ này tại cửa hàng của anh Tuấn mới nhộn nhịp. Vì khi đó, số đẹp vãn khách mua, nhiều chủ sim cần tiền đành phải mang đi cầm cố hoặc "bán non".

Dân kinh doanh thường nhận cầm cố rồi bán lại lấy lãi khi hết hạn hợp đồng mà khách không quay lại.
Chủ kinh doanh này cho hay, khoảng 10 người mang sim đi cầm thì chỉ 5 người đến lấy lại. Theo đó, những thương vụ lãi lớn như trên không phải quá hiếm. "Cứ 20 triệu đồng thì riêng tiền lãi mỗi ngày đã là 60.000 đồng, sau 20-30 ngày, cả vốn lẫn lãi cộng vào gần 22 triệu đồng, không phải ai cũng có để trả", anh Tuấn nói.
Cũng nhận cầm đồ sim đẹp, anh Dương Mạnh Cường, ở Tân Mai, Hà Nội đang có trong tay một list số VIP hơn 30 chiếc và thường xuyên rao bán trên các website, diễn đàn. Do đều thuộc hàng tứ quý, tiến đều trở lên nên loại rẻ nhất cũng có giá cả chục triệu đồng. Trong khi số tiền ban đầu anh đầu tư chỉ bằng 50-70% mức đó.
Sau hơn 2 năm kinh doanh dịch vụ này, đến nay, anh Cường bán được 17 số đẹp, lãi thu về không dưới 30% mỗi chiếc. "Biết mình cầm đồ, nhiều người còn thích mua hơn vì ai cũng hiểu hàng qua cầm cố, giá nhập rẻ nên dễ mua, lại không lo về chất lượng như đồ điện tử, xe cộ", anh Cường nói.
Anh Cường tiết lộ, những người kinh doanh như anh chỉ nhận cầm số chính chủ, giá đưa ra thông thường bằng 50-70% giá trị trên thị trường. Lãi suất từ 2.000 đồng đến 3.500 đồng cho một triệu đồng một ngày, tùy thời hạn hợp đồng dài hay ngắn. Thêm vào đó, dịch vụ chỉ áp dụng cho sim của Viettel, MobiFone và VinaPhone với những số cực VIP như tứ quý, lục quý, đuôi 6789 hoặc thấp nhất cũng phải là loại 3456.
"Mình không phải dân chuyên nên không có chuyện gom hàng chờ thời, sim mạng nhỏ hay loại tam hoa, năm sinh nhàng nhàng tôi đều không nhận cầm. Khi cầm cố, ngoài giấy tờ viết tay, tôi sẽ giữ sim đến lúc khách thanh toán để đảm bảo an toàn", anh Cường nói.
Việc cầm đồ sim số đẹp mang lại lợi nhuận lớn song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, theo không ít người kinh doanh, dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi thực chất, sim số dù đẹp cỡ mấy cũng chỉ tài khoản ảo và được định giá theo tâm lý người tiêu dùng. Nếu khách thích, hợp phong thủy và đang được xã hội chuộng thì chủ buôn có thể lãi gấp 2-3 lần. Nhưng nếu không may nhận cầm rồi mà quan điểm phong thủy, xu hướng thay đổi thì số phận người cầm đồ cũng không khác những người buôn sim. Đó là "chết trên khối tài sản ảo", anh Vĩnh, một thợ trong nghề, kinh doanh sim ở phố Kim Mã (Hà Nội), phân tích.
Anh Vĩnh cho biết thêm, hiện các quy định về quản lý sim số cũng chưa hoàn thiện nên "tính mạng" của sim đẹp cũng chưa rõ sẽ ra sao. Nay, một người chỉ được sử dụng tối đa 3 sim của một nhà mạng thì để sang nhượng sim chính chủ, anh cũng phải huy động cả người nhà... vào hợp đồng.
Ngoài ra, đa phần sim giao dịch ở tiệm cầm đồ đều là sim đã và đang sử dụng nên cũng không có giá như sim nguyên kit. Đó là chưa kể đến những vụ tranh chấp số sau khi kết thúc hợp đồng. "Không ít trường hợp người mang số đi cầm là chính chủ giả hoặc trong thời gian hợp đồng, họ lén đi sang tên cho người khác, nếu chủ cầm đồ không lắp sim vào máy sử dụng thì rất khó kiểm soát", anh Vĩnh nói.
Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo của một hãng di động lớn cho biết, nhà mạng không can thiệp và cũng rất khó kiểm soát việc mua bán, sang nhượng của chủ sim. Theo đó, với những vụ việc tranh chấp số đẹp, doanh nghiệp viễn thông sẽ tiến hành chặn dịch vụ theo quy định để thanh tra. "Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền lợi của khách hàng nhưng chỉ có thể dựa trên những giấy tờ hợp lệ. Vì vậy, khi giao dịch, thuê bao nên yêu cầu đầy đủ tính pháp lý", ông khuyến cáo.

Mất sim số đẹp vì lơ là sim gốc


Trong tất cả những vụ việc tranh chấp, nhà mạng ưu tiên bảo vệ quyền lợi của khách hàng giữ sim gốc đang còn giá trị sử dụng. Ông giải thích, sim gốc là sim cấp lần đầu tiên cho một số điện thoại. Hệ thống dữ liệu nhà mạng luôn lưu trữ lịch sử thuê bao, bao gồm seri sim gốc, ngày và lý do cấp lại cũng như quá trình chuyển đổi chủ sở hữu
Mua sim 09xx833833 từ một người bạn buôn sim số đẹp trên diễn đàn, anh Nguyễn Văn Lâm, ở Hà Nội nhận hàng của qua đường bưu điện và đã yêu cầu chủ cũ sang tên cho mình trên hệ thống. Sau một thời gian dài mới tìm được người mua, chốt giá xong với khách thì anh Lâm phát hiện ra mất sim.
Khi anh kiểm tra lại, định gọi điện nhờ chủ cũ sang tên cho khách thì phát hiện ra sim 09xx833833 lắp vào không còn liên lạc được. Số điện thoại của người bán cũng bặt vô âm tín. Nhờ người tra thông tin thuê bao, anh Lâm được biết, chủ cũ đang cầm sim gốc và vẫn hoạt động bình thường. Sim mà anh nhận được chỉ là số cấp lại. Thông tin chính chủ trong đó cũng không còn mang tên anh.
"Khi nhận hàng, mình có kiểm tra và thấy liên lạc được bình thường. Không ngờ, bây giờ, sim so dep lại hóa sim rác, mất hơn 5 triệu đồng lúc mua", anh Lâm phàn nàn.
Ảnh minh họa.
Nhà mạng khuyến cáo người tiêu dùng giữ sim gốc cẩn thận, nếu mất cần bao bi chặn ngay. Ảnh minh họa.
Liên hệ với nhà mạng, anh Lâm được tiếp nhận tranh chấp song phải chờ xác minh, thẩm tra mới có thể giải quyết. Theo một số bạn bè trong nghề, cơ hội để anh đòi lại được số VIP là rất khó. "Họ nói, ít nhất mình phải có sim gốc để làm bằng chứng là chủ sở hữu", ông Lâm nói.
Không vướng chuyển nhượng song mới đây, chị Lê Thu Thúy, nhân viên kinh doanh của một công ty nội thất ở Hà Nội, cũng rơi vào cảnh tranh chấp sim. Chị Thúy sở hữu số điện thoại 01xxx456789, mua giá 3,2 triệu đồng từ hơn một năm trước. Đúng dịp Tết vừa rồi, chị đi chơi và vô tình bị móc mất điện thoại. Số đẹp theo đó cũng "không cánh mà bay".
Khi đi làm, bận nhiều việc nên gần một tháng sau, chị Thúy mới thu xếp được thời gian để đi cấp lại sim. Nhưng chị không ngờ, có người nhặt được sim của chị, phát sinh thoại, SMS rồi mang ra nhà mạng, yêu cầu khai báo lại thông tin với lý do lúc mua sim, đại lý đã đăng ký ảo.
Có chứng minh thư là chính chủ thuê bao song sim gốc lại rơi vào tay người khác nên chị Thúy đành phải chờ nhà mạng thẩm tra, xác minh và chưa biết bao giờ mới lấy lại được. "Số đó mình chỉ dùng liên lạc với gia đình nên không vội đi lấy lại ngay. Khi mất số điện thoại, mình cũng chủ quan nên không báo với nhà mạng chặn luôn, bây giờ lại lằng nhằng", chị Thúy nói.
Theo anh Đỗ Văn Bảo, một người kinh doanh sim số đẹp ở Hà Nội, hiện nay có khá nhiều biện pháp để dân buôn số VIP thay đổi được thông tin của sim điện thoại. Đó là cách để sang tên đổi chủ khi chuyển nhượng sim. Song, cũng vì thế mà sim gốc càng có giá trị hơn và trở thành một căn cứ chứng minh chủ sở hữu cũng như giúp chủ thuê bao có lợi thế khi không may xảy ra tranh chấp.
"Ngoài việc ra trung tâm giao dịch chuyển hợp đồng, người mua nên yêu cầu người bán đưa sim gốc để tránh rắc rối về chủ sở hữu sau này. Trường hợp chủ buôn kêu mất sim, phải cấp lại để sang nhượng thì cần hết sức đề phòng", anh Bảo nói.
Trao đổi với VnExpress.netđại diện của VinaPhone cho hay, hiện nay trên thị trường viễn thông xảy ra không ít trường hợp tranh chấp sim số đẹp. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc khá nhiều như khách hàng đánh mất sim gốc, để một thời gian dài mới đi cấp lại trong khi đã có người khác nhặt được rồi phát sinh cuộc gọi; chuyển nhượng sim không qua nhà mạng hay thậm chí giữ sim đẹp một thời gian lâu không sử dụng...
Trong tất cả những vụ việc tranh chấp, nhà mạng ưu tiên bảo vệ quyền lợi của khách hàng giữ sim gốc đang còn giá trị sử dụng. Ông giải thích, sim gốc là sim cấp lần đầu tiên cho một số điện thoại. Hệ thống dữ liệu nhà mạng luôn lưu trữ lịch sử thuê bao, bao gồm seri sim gốc, ngày và lý do cấp lại cũng như quá trình chuyển đổi chủ sở hữu...
Tuy nhiên, trên thực tế, việc giải quyết những vụ tranh chấp thường rất khó và kéo dài. "Người giữ sim gốc được ưu tiên chứ không phải cứ có sim gốc là chủ sở hữu. Song đó vẫn là một trong những căn cứ quan trọng để nhà mạng xử lý vụ việc", ông nói.
Theo đó, vị lãnh đạo này khuyến cáo khách hàng nên lưu trữ sim gốc cẩn thận, khi mất cần báo chặn ngay với nhà mạng. Nếu mua bán, chuyển nhượng, người tiêu dùng cần yêu cầu chủ cũ giao sim gốc, hợp đồng tại trung tâm của nhà mạng. Điều này vừa tránh xảy ra tranh chấp, vừa là căn cứ hữu hiệu để chứng minh tài sản hợp pháp, chính chủ khi cần thiết.

Wednesday, February 27, 2013

LẮP CỬA NHỰA CHO TIỆM VÀNG ĐỂ CHỐNG TRỘM CƯỚP


Cửa nhựa (uPVC) ra đời ở các nước châu Âu cách đây khoảng 70 năm. Nhờ các đặc tính ưu việt như có khả năng cách âm, cách nhiệt cao. Loại cửa này nhanh chóng được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và cũng nhanh chóng được ưa chuộng ở các nước châu Á.Chúng ta không nên đặt vấn đề là sử dụng loại cửa nào mà nên quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm mà mình lựa chọn.
Tại Việt Nam, cửa nhựa có mặt tại thị trường cách đây hơn 10 năm và đến nay đã được rất nhiều người sử dụng. Chúng ta đều biết, cửa nhựa ngoài khả năng cách âm, cách nhiệt, giúp chống ồn, tiết kiệm điện năng làm mát và sưởi ấm, còn có tính thẩm mỹ, tuổi thọ và tính an toàn cao.
Để đạt được các tính năng này, đòi hỏi các yếu tố cấu thành nên cửa nhựa lõi thép phải đạt tiêu chuẩn chất lượng châu Âu, nếu không sản phẩm sẽ nhanh chóng bị xuống cấp.
Tuy nhiên, trong thời kỳ mà các các xưởng sản xuất nhỏ sơ sài, thủ công cũng quảng cáo sản xuất cửa với tên gọi gần giống các thương hiệu nổi tiếng, nên người tiêu dùng vô cùng băn khoăn khi lựa chọn.
Trong số đó, không ít người chỉ quan tâm đến giá thành sản phẩm mà bỏ qua yếu tố chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Từ đó dẫn đến những vụ việc đáng tiếc khi kẻ xấu cạy cửa xâm nhập vào nhà cướp của, giết người.
Cả 2 vụ cạy cửa nhựa cướp tiệm vàng gây xôn xao dự luận trong thời gian vừa qua đều dễ dàng nhận thấy những điểm lỗi không đáng có trên từng sản phẩm.
Các đơn vị này không đảm bảo được độ chuẩn xác trong gia công, lắp ráp và lắp đặt sản phẩm, thậm chí lắp thiếu linh kiện.
Đối với loại cửa chính, do muốn tiết kiệm chi phí nên nhiều đơn vị cung cấp đã không sử dụng phụ kiện kim khí có khóa hãm hình chữ “T” hoặc hình nấm chống cạy chuyên dụng.
Ngoài ra, do việc lắp ráp và lắp đặt không chính xác khiến cho khóa hãm của phụ kiện kim khí không ăn sâu vào chốt hãm. Kẻ xấu có thể dùng các thiết bị đẩy khóa hãm bật ra khỏi chốt hãm.
Đối với loại cửa sổ lùa (còn gọi là cửa mở trượt), dù sử dụng loại khóa gì đi nữa nhưng nếu đơn vị cung cấp lắp thiếu linh kiện chống nhấc cũng khiến cho tính an toàn của sản phẩm bị vô hiệu.
Chính vì vậy mà khi mua cửa nhựa, chúng ta nên tìm đến các thương hiệu có uy tín, kinh nghiệm và có thị phần lớn trên thị trường. Với những công ty này, sản phẩm mà họ cung cấp ra thị trường bao giờ cũng được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất tại nhà máy đến khâu lắp đặt sản phẩm, nghiệm thu tại từng công trình.
Để chọn được cửa uPVC có chất lượng tốt, thì từ thanh profile, hệ phụ kiện kim khí, hộp kính đến hệ gioăng cao su cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trong đó, thanh profile uPVC là Polyvinyl Chloride cứng được biến tính bởi các thành phần: Acrylic Polymers tạo cho nhựa bền chắc, chịu được va đập mạnh; chất ổn định (Stabilizers) giúp nhựa chịu được tác động của nhiệt và tia cực tím; chất phụ gia (Additives) chống oxy hóa và ố vàng; sáp ong để tạo cho thanh profile có bề mặt bóng, đẹp.
Các thành phần này giúp cho vật liệu uPVC không bị cong vênh, co ngót, không bị lão hóa hay ố vàng trong điều kiện bức xạ mặt trời, có khả năng chống cháy cao.
Trong khi đó, nhằm hạ giá thành sản phẩm nhiều nhà sản xuất đã cắt giảm những chất phụ gia đắt tiền và tăng các loại bột đá rẻ tiền. Nên thanh profile nhanh bị ố vàng, xước, giòn, mối hàn bị rạn nứt và còn có thể bị biến dạng. Lõi thép gia cường bên trong thanh profile đôi khi cũng bị làm mỏng và không dùng thép mạ chống gỉ, do đó thanh profile bị yếu.
Về phụ kiện kim khí, có nhiều đơn vị cung cấp đã làm nhái phụ kiện kim khí gồm: chốt đa điểm, bản lề 3D, khóa chuyên dụng… với chất lượng không đảm bảo để hạ giá thành sản phẩm. Loại phụ kiện này thường nhanh chóng bị gỉ sét, chờn lỏng.
Kính cũng là một thành phần quan trọng cấu tạo nên cửa uPVC. Bạn có thể dùng kính đơn hoặc hộp kính tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên chúng ta nên sử dụng hộp kính với các loại kính an toàn, kính cường lực sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng và không phải làm thêm song sắt chống đột nhập.
Bên cạnh đó, để chắc chắn ngôi nhà được đảm bảo an toàn, chúng ta nên sử dụng loại cửa sổ mở quay lật vào trong. Đây là loại cửa có tính năng ưu việt, độ an toàn cao nhất trong các loại cửa sổ từ uPVC và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Cửa mở được 3 chế độ: mở lật 1-2 độ để thông hơi, mở lật 10-15 độ để thoáng khi và mở quay 180 độ để thông phòng.
Cửa sổ mở quay lật vào trong có hệ thống chốt đa điểm, khi đóng cửa hệ thống này sẽ ép chặt khung cánh vào với khuôn cửa, tạo ra sự kín khít cao, rất chắc chắn nên không thể cạy cửa để đột nhập.

THỜI GIAN SỬ DỤNG CỦA CỬA NHỰA


Về độ bền vật liệu PVC-U: Công nghệ sản xuất cửa nhựa PVC-U đã xuất hiện từ những năm 60 ở Đức, qua thử nghiệm và thực tế cho thấy vật liệu nhựa PVC-U có độ bền rất cao, 30 - 40 năm, tuỳ chất lượng của từng hãng sản xuất. Tuy nhiên độ bền của vật liệu cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, ở châu Âu khí hậu ôn hoà hơn Việt Nam, ít nắng và nhiệt độ trong mỗi mùa và hàng ngày cũng ít thay đổi lớn. Độ bền vật liệu nhựa phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố: tia mặt trời và sự thay đổi nhiệt độĐây là câu hỏi chúng tôi thường được nghe thấy nhất từ các khách hàng ghé thăm. Thật tình có phương án trả lời chính xác cho câu hỏi này là rất khó. Chúng tôi chỉ có thể phân tích một vài thông tin liên quan để Quý khách hiểu thêm và có một khái niệm về độ bền của cửa nhựa PVC-U 

*. Ở Việt Nam chưa có điều kiện kiểm nghiệm thực tế, vì cửa PVC-U cũng chỉ mới được sản xuất ở Việt Nam từ năm 2000. Chúng tôi đã thử nghiệm tại Trung Tâm Kỹ Thuật 1 (Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng) và Trung Tâm Polymer Đại Học Bách Khoa Hà Nội, các chỉ tiêu về khả năng chống lão hoá của nhựa PVC-U mà Ba Sao đang sử dụng phù hợp với các chỉ tiêu do nhiều hãng ở Châu Âu đưa ra.
* Về độ bền của cửa những bộ cửa PVC-U: cần phải thừa nhận rằng độ bền vật liệu và độ bền của cửa làm từ vật liệu đó không có nghĩa là một. Để sản xuất cửa, ngoài các thanh PVC-U định hình làm khung, còn cần rất nhiều vật liệu khác và qua nhiều quá trình gia công phức tạp. Tuy chất lượng thanh profile PVC-U đóng vai trò quan trọng, nhưng độ bền cửa khi xuất xưởng còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nữa như: kỹ thuật gia công, chất lượng thép gia cường, phụ kiện kim khí, chất lượng mối hàn, mối nối cơ khí, kính, đinh vít, gioăng.... . Độ bền của cửa nhựa lõi thép  trên thực tế sử dụng cửa còn phụ thuộc vào: chất lượng kỹ thuật lắp đặt, điều kiện vận hành, môi trường sử dụng, ý thức người trực tiếp vận hành (rất nhiều người tham gia đóng - mở hàng ngày).... Do vậy khó có thể đánh giá độ bền cho cửa một cách chính xác. Chúng ta có thể so sánh vật liệu làm cửa PVC-U với những vật liệu làm cửa khác như gỗ, nhôm, sắt, nhựa loại khác để có một lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng.

Sim số đẹp giảm giá mạnh


Không riêng với sim rác, Thông tư 04 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý thuê bao trả trước mới đây tác động đến cả sim số đẹp. Theo đó, cơ quan quản lý cấm đăng ký hộ thông tin cá nhân và kích hoạt bộ kit bằng sim đa năng, người được chuyển quyền sở hữu sim phải đi đăng ký trong vòng 10 ngày, muốn khai báo lại dữ liệu thuê bao cần đến trực tiếp trung tâm giao dịch của nhà mạng đối chiếu..
Không riêng với sim rác, Thông tư 04 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý thuê bao trả trước mới đây tác động đến cả sim số đẹp. Theo đó, cơ quan quản lý cấm đăng ký hộ thông tin cá nhân và kích hoạt bộ kit bằng sim đa năng, người được chuyển quyền sở hữu sim phải đi đăng ký trong vòng 10 ngày, muốn khai báo lại dữ liệu thuê bao cần đến trực tiếp trung tâm giao dịch của nhà mạng đối chiếu..
Giảm giá, sim so đep vẫn ế ẩm. Ảnh minh họa.
Đang giữ trong tay gần 1.000 sim số đẹp bao gồm đủ loại tứ quý, tam hoa, năm sinh..., chủ yếu của 3 nhà mạng lớn, anh Nguyễn Văn Hải, kinh doanh trên phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội như ngồi trên đống lửa. Anh cho biết, hiện nay, số VIP rất ít khách mua, dẫn đến tồn hàng. Nếu đến hạn sử dụng sim là 31/12/2013 mà vẫn chưa tiêu thụ hết thì anh có nguy cơ lỗ nặng.

Anh Hải giải thích, bên cạnh nút thắt về hạn sử dụng, sim nguyên kit hiện nay không thể đăng ký bằng sim đa năng. Muốn kích hoạt, chủ thuê phải đến trực tiếp trung tâm chăm sóc khách hàng của nhà mạng để đối chiếu. Mỗi người tiêu dùng lại không được sở hữu quá 3 sim của một mạng nên anh chưa biết xoay sở cách nào để bảo tồn số hàng đã nhập.

"Không lẽ kéo cả họ hàng, bạn bè thân thiết ra nhà mạng để đăng ký, nếu không bị thu hồi là mất trắng", anh Hải lo lắng. Do vậy, chủ kinh doanh này buộc lòng phải giảm giá sim để đẩy nhanh hàng. Nhưng áp dụng chiêu thức đó nửa tháng nay, anh Hải vẫn chưa thấy hiệu nghiệm khi lượng khách hỏi mua không quá 25 người trong 15 ngày.

Cũng hoang mang như vậy, anh Ngô Duy Long, chuyên kinh doanh số đẹp ở Cù Chính Lan, Hà Nội còn có thêm mối lo trước mắt. Anh chia sẻ, lâu nay, các đại lý thường mượn mác công ty để nhập sim, găm hàng rồi bán ra thị trường, hưởng giá chênh lệch. Nhưng nay, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mỗi hợp đồng công ty không được đăng ký quá 100 số, còn cá nhân không sở hữu quá 3 số của một mạng. Theo đó, với lượng sim trót nhập và muốn nhập, anh đều gặp khó khăn.

Hàng "găm" sợ bị thu hồi, hàng nhập không có cơ chế sở hữu... nên hầu hết người buôn số hiện nay đều muốn bán bán tháo. Sim đẹp trên thị trường đã rớt giá 10 - 20% so với tháng trước. Cụ thể, số tam hoa 6, tam hoa 8, tứ quý 3, 5 chỉ dao động 3-7 triệu đồng; sim tứ quý 6, 8, 9 khoảng 40-50 triệu đồng; sim lộc phát, gánh đào... từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng, tùy độ đẹp của dãy số giữa.

Dù vậy, lượng khách quan tâm đến sim đẹp vẫn không cải thiện. Trung bình mỗi ngày, anh Nguyễn Văn Hưng, một chủ buôn sim hơn 5 năm ở Hà Nội chỉ bán được một đến 3 chiếc, không đắt hàng hơn so với từ Tết ra và giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Giải thích việc một số website, diễn đàn vẫn rao giá khá cao, anh Hưng cho hay, thực chất đó là giá ảo. Hầu hết người có nhu cầu mua đều tìm hiểu, xem xét kỹ rồi mặc cả quá nửa nên chủ buôn mới nói thách cho an toàn.

Theo anh Hưng, ế ẩm không chỉ do lượng khách tiêu dùng giảm mà chính dân buôn cũng không nhập của nhau nữa. "Bán khó, giữ không nổi nên chẳng ai muốn mạo hiểm đầu tư", anh nói.

Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo của một nhà mạng lớn cho biết, những quy định về thuê bao trả trước đã có từ hơn 2 năm nay, tuy nhiên chưa bao giờ được thực hiện quyết liệt như bây giờ. Theo ông, Thông tư 04 của Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây và quy định giới hạn số lượng sim cho mỗi thuê bao, công ty... phát huy tác dụng mạnh, giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng đại lý gom sim rác, găm số đẹp đẩy giá cao.

Vị này khẳng định thêm, lâu nay, nhà mạng không hề phân biệt giá số xấu, số đẹp khi xuất bộ kit ra thị trường, trừ một vài chương trình từ thiện. Do vậy, sim được xếp vào hàng VIP, có giá cao đều do đại lý dựa vào tâm lý người mua để thổi phồng. "Sau khi tình trạng số VIP được xóa bỏ, người tiêu dùng có thể mua sim với giá gốc, công bằng hơn, doanh nghiệp viễn thông cũng thuận tiện trong khâu quản lý", ông nói.

Nghề buôn bán sim so dep đang xuống dốc

Hơn 2 năm chạy buôn sim số đẹp , chưa bao giờ anh Nguyễn Công Minh, sống ở Phạm Văn Đồng, Hà Nội thấy khó khăn như hiện nay. Từ Tết ra, vẫn đều đặn thu lượm danh sách số đẹp từ các chủ sim, đăng tải trên diễn đàn nhưng anh chỉ bán được 3 chiếc, lãi 550.000 đồng.

Hơn 2 năm chạy buôn số, chưa bao giờ anh Nguyễn Công Minh, sống ở Phạm Văn Đồng, Hà Nội thấy khó khăn như hiện nay. Từ Tết ra, vẫn đều đặn thu lượm danh sách sim so dep  từ các chủ sim, đăng tải trên diễn đàn nhưng anh chỉ bán được 3 chiếc, lãi 550.000 đồng.
Anh kể, năm 2009, hồi mới bước vào nghề, vừa bán vừa mày mò, đôi lúc còn ra giá hớ, anh cũng kiếm được hơn 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Khi đã dày dạn kinh nghiệm và có mối quan hệ thân thiết với nhiều mối hàng, con số đó thường không dưới 4 triệu đồng.
"Cứ tình cảnh 2, 3 tháng mới bán được một số như hiện nay thì sống còn chẳng đủ chứ nói gì nuôi con. Nghề này không đủ mưu sinh nữa, nhưng làm gì tiếp thì cũng chưa biết", anh Minh lo lắng.
Chủ sim số đẹp  đăng bán trực tiếp cho khách, ít qua khâu trung giãn như trước. Ảnh: Xuân Ngọc
Đồng cảnh ngộ, anh Vũ Sơn Hải, ở Lê Thanh Nghị, Hà Nội, chuyên buôn sim online tâm sự, từng sống tốt nhờ nghề chân rết ngay cả khi không có đồng vốn giắt lưng. Nhưng nay, anh cũng lo tìm việc khác bởi "2 tháng nay thất nghiệp vì chẳng kiếm được đồng nào đưa vợ", anh Hải nói.
Chân rết buôn sim thường là những người không có vốn đầu tư cũng như sở hữu nhiều số đẹp. Họ chỉ lấy danh sách, bảng sim của người khác, đăng lại trong diễn đàn. Khi có người mua, các chân rết này liên hệ lại đầu mối để lấy card số, đưa tận nơi cho khách, thay thông tin thuê bao và hưởng lãi trung gian.
Tuy nhiên, anh Hải cho rằng, với hàng loạt quy định khắt khe về quản lý thuê bao di động như hiện nay, nghề đó đã hết thời. Đơn cử, riêng việc không thể tự thay thông tin cho khách như trước, anh đã rất khó bán số.
"Thay đổi thông tin bằng sim đa năng đã bị cấm, giờ phải chính chủ và khách ra điểm giao dịch của nhà mạng để sang tên. Hàng đã không phải của mình, chỉ đi bán thuê ăn lãi, nay lại cần chủ số ra tận nơi làm thủ tục thì họ tự đăng tự bán cho nhanh", anh Hải nói.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Phi, kinh doanh ở Đại La, Hà Nội cho rằng, dân buôn góp nhặt còn có nguy cơ mất nghiệp vì sim đẹp ngày càng hiếm. Bởi bên cạnh lượng khách suy giảm thì ngay cả người muốn mua cũng phải đắn đo, "đãi cát tìm vàng" mới được số ưng ý. Trong khi đó, chân rết vừa phải lựa ý khách, vừa trông chừng bảng số của chủ sim.
"Số không nằm trong tay, nhiều khi thuyết phục mãi, khách ưng thì chủ sim đã bán rồi. Trước, số đẹp nhiều thì còn dễ kiếm chiếc khác thay thế chứ nay sim VIP vừa đúng ý, vừa tầm tiền của khách thì khó lắm", anh Phi giải thích.
Trao đổi với VnExpress.net, anh Nguyễn Văn Hưng, chủ buôn sim đẹp hơn 5 năm ở Hà Nội thừa nhận đội ngũ chân rết của mình trong một năm đổ lại đây đã rơi rụng quá nửa. Anh tâm sự, thời điểm sim số lên ngôi, anh quá bận nên không thể rao bán, upload trên mạng. Theo đó, không ít người xin làm thành viên mạng lưới bán lẻ từ bảng số của anh.
Nhưng đến lúc thị trường trầm lắng, anh có thời gian tự đăng sim và đi rao hàng cho khách. Theo anh, người tiêu dùng đều xem xét kỹ rồi mới quyết định mua, giá của các chân rết lại không thể rẻ hơn chủ sim nên họ rất khó bán. "Chúng tôi bỏ vốn, chủ động buôn còn điêu đứng, huống chi người buôn trao tay, ăn lãi trung gian", anh nói.
 

Các bạn đã biết tên miền là gì?


A. Định nghĩa tên miền
Khi chúng ta viếng thăm một trang web thì chúng ta nhập vào địa chỉ trang web như  “www.yoursite.com” thì “yoursite.com” được gọi tên miền, Tên miền là địa chỉ duy nhất của website trên mạng internet, không như địa chỉ nhà, tên miền website dựa theo cấu trúc khác giúp cho trình duyệt tìm thông qua www để đến trang web. Domain hay còn gọi là tên miền, là một tên chỉ bao gồm các số 0..9 và các ký tự alpha (a,b,c,..) được sử dụng như một định danh máy tính riêng biệt (ví dụ : Web Server hay Mail Server) trên Internet.
Internet đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong hoạt động các doanh nghiệp. Trong đó Website là công cụ quan trọng trong việc thông tin, tìm kiếm khách hàn… Để cấu thành lên một website, trước tiên, bạn phải có một tên miền (domain).
Tên miền cho phép người sử dụng Internet gõ vào một tên như google.com hay yahoo.com,… để định danh thay cho một con số địa chỉ như 12.10.28.80. Mục đích của tên miền là cho người sử dụng kết nối Internet tìm một địa chỉ Website hay gửi đến một địa chỉ mail với tên thân thiện dễ nhớ,… như yourcompany.com hay yahoo.com mà không cần phải nhớ những con số địa chỉ IP.
.comWebsite thương mại
.netCác công ty về Network hay nhà cung cấp dịch vụ mạng
.orgDùng cho chính phủ hay các tổ chức , nhóm,…
.eduLĩnh vực giáo dục
.infoWebsite thông tin
.nameSử dụng cho các trang cá nhân
.bizDùng cho thương mại trực tuyến
.govSử dụng cho các tổ chức chính phủ
.wsSử dụng cho các tổ chức thương mại hoặc cá nhân (Samoa)
.milSử dụng cho quân đội
.usDành cho cá nhân hay công ty Mỹ
.mobiDành cho lĩnh vực điện thoại (New)
.asiaTên miền dành cho khu vực châu Á (New)
.euDành cho khối liên minh châu Âu (New)
.vnTên miền Việt Nam
B. Một số thủ thuật chọn tên miền
Chọn tên miền cho website của bạn là rất quan trọng cần lưu ý những yếu dưới đây trước khi chọn tên miền.
- Tên miền ngắn gọn
- Tên miền dễ nhớ, dễ đọc
- Tên miền có thể dài không quá 63 ký tự
- Không nên chọn tên miền quá 15 ký tự hoặc có dấu gạch ngang trừ khi bắt buộc
- Nên chọn tên miền rỏ ràng không gây hiểu nhằm khi bạn xem TV, radio
- Tránh chọn tên miền sai chính tả hay số nhiều hay số ít (Trong tiếng Anh hay Việt)
- Tránh chọn tên miền quá giống tên miền có sẳn, dễ đụng chạm về mặt pháp lý
- Tên miền phải mô tả đúng nội dung kinh doanh hay thông tin cá nhân của bạn
- Tên miền phải xây dưng dựa trên khách hàng mục tiêu
- Không chỉ đăng ký tên miền  mà còn phải đăng ký nhãn hiệu thương mại
- Sử dụng website NetworkSolutions.com và Register.com để có những ý tưởng sáng tạo cho tên miền.
C. Chu kỳ sống của tên miền
Bất kỳ tên miền nào cũng trải qua một chu kỳ sống gồm 4 giai đoạn:
a. Tên miền chưa đăng ký (available)
Tại thời điểm này, tên miền chưa thuộc quyền sở hữu của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cả. Bất kỳ tên miền nào ở trạng thái này bạn đều có thể đăng ký mua.

b. Đã đăng ký (registered)
Đây là tình trạng tên miền đã được sở hữu bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Ở trạng thái này, người ta cũng có thể sang nhượng lại tên miền cuả mình cho người  có nhu cầu với chi phí thoả thuận.
c. Tên miền vừa hết hạnTrước khi tên miền hết hạn, nơi quản lý tên miền sẽ gởi thông tin yêu cầu gia hạn. Khi nhận thông tin, bạn đến gia hạn ngay để bảo vệ tên miền, thông thường nên gia hạn trước khi tên miền hết hạn sẽ an toàn hơn.
d. Tên miền đã hết hạn
Khi tên miền hết hạn, tổ chức cung cấp tên miền sẽ khóa tên miền này trong một thời gian sau đó tên miền lại chuyển sang trạng thái Availble và người khác có thể dang ky ten mien.

Mua bán bằng giấy tờ : Tên miền ‘quý, hiếm’ của Việt Nam


Tên miền .vn 1-2 ký tự là tên miền cấp 2 được lập nên từ 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh (từ a đến z) và 10 chữ số tự nhiên từ 0-9. Tổng cộng có 36 tên miền một ký tự dưới đuôi cấp 2 .VN như a.vn, x.vn.., và 1.296 tên miền hai ký  tự, ví dụ: xe.vn, 3g.vn, hn.vn…
Từ tháng 10/2009 đến nay, một số nhà dang ky ten mien như FPT Telecom, PA Vietnam, Netso,… thông báo nhận phí đặt cọc tên miền 1 ký tự .vn tối thiểu 40 triệu đồng/tên và tối thiểu 10 triệu đồng/tên với tên miền 2 ký tự.
Các tên miền này chưa chính thức bán nhưng được giới kinh doanh Internet đánh giá là quý hiếm, độc đáo, dễ nhớ và dễ tạo thương hiệu.
Nhà đăng ký tên miền  chạy đua cho “giữ chỗ”
Ngay khi có dự thảo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vào trung tuần tháng 10/2009 về việc cho đăng ký tên miền 1-2 ký tự .vn, nhà đăng ký PA Việt Nam đã thông báo bắt đầu tiếp nhận hồ sơ “theo dõi đăng ký” cho các tên miền này. Theo PA Việt Nam, công ty không yêu cầu nộp bất kỳ khoản phí nào và sẽ thông báo thu phí đến khách hàng ngay khi có công văn chính thức của Bộ TT&TT về dự thảo của VNNIC.
FPT Telecom mới đây cũng gửi tới các khách hàng thông báo chính thức nhận phí đặt cọc tên miền 1 và 2 ký tự. Cụ thể, tên miền 1 ký tự có phí duy trì hàng năm 40 triệu đồng, phải đặt cọc tối thiểu 40 triệu đồng/tên, còn tên miền 2 ký tự có phí duy trì hàng năm 10 triệu đồng phải đặt cọc tối thiểu 10 triệu đồng/tên.
Theo kinh nghiệm từ việc cấp phát tên miền .VN từ năm 2008 của nhà đăng ký này, rất nhiều khách hàng ồ ạt cùng tiến hành đăng ký có thể gây ra ách tắc từ nhiều phía do phải chờ các thủ tục từ nhà đăng ký và VNNIC. Vì thế, FPT Telecom cho biết thêm, 3 ngày trước khi tên miền dự kiến cấp phát, công ty sẽ mở cổng kết nối trực tiếp với hệ thống VNNIC để khách hàng có thể tự đăng ký tên miền 1, 2 ký tự.
Trên các website rao vặt cũng đăng tải nhiều lời rao hấp dẫn, kiểu như “Chỉ 1 cái nhấp chuột, hay chỉ một cuộc điện thoại, bạn sẽ trở thành chủ  sở hữu của những tên miền có 1 không 2. Số  lượng của các tên miền này có hạn thôi. Tên miền 1 kí tự có 36 cái, tên miền 2 kí tự có 1296 cái. Rất phù hợp với các công ty đang muốn quảng bá thương hiệu và giữ gìn thương hiệu của mình”.
Đắt vẫn mua
Với chi phí dự kiến mà các nhà đăng ký tên miền đưa ra nói trên, nhiều người khi biết đã cho rằng “quá đắt” hay “chắc kham không nổi”. Bản thân các nhà đăng ký tên miền cũng thừa nhận mức phí này là cao bởi với những tên miền 3 ký tự trở lên, phí duy trì hàng năm chỉ có 600.000 đồng.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng với các tên miền “đẹp” hoặc liên quan tới thương hiệu doanh nghiệp như HP.vn, hr.vn, 88.vn,… thì 10 triệu cũng không phải đắt. Hơn nữa, sử dụng các tên miền này còn như một cách “để khẳng định đẳng cấp… nhà giàu thì đi ô tô!”, một thành viên nói trên diễn đàn.
Thực tế, thành viên Quốc Vượng (nick matbao135 trên ddth.com) sau khi thông báo khách hàng có thể “giữ chỗ” các tên miền 1, 2 kí tự, cho biết các tên miền To.vn, Go.vn, Me.vn, Az.vn, Co.vn, Vn.vn đã có khách hàng đăng ký tại TP. HCM. Còn các tên miền hp.vn, hr.vn, pr.vn, xe.vn cũng đã được các khách hàng tại Hà Nội đăng ký.
Công ty Netso có trụ sở tại TP. HCM, đại lý của FPT cho biết, vì tổng số tên miền 1, 2 ký tự .vn chỉ có hơn 1.000 nên nhiều công ty quan tâm tìm hiểu, những tên miền 2 ký tự như hp.vn, pr.vn… đã có khách hàng đăng ký.
Dù vậy, các nhà đăng ký tên miền này đều không khẳng định khách hàng sẽ được sở hữu các tên miền đã đặt cọc, đồng thời mức phí đặt cọc trên đây chỉ là dự kiến và là phí giữ chỗ. Trong trường hợp không đăng ký được cho khách hàng, nhà đăng ký sẽ hoàn tiền 100% và không thu thêm bất cứ phí nào.
Tuy nhiên, trao đổi với VietNamNet, một đại diện của VNNIC cho biết, theo Luật Viễn thông, các tài nguyên Internet có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ sẽ được thực hiện theo phương thức đấu giá, thi tuyển. Như vậy, tên miền 1, 2 ký tự “.vn” sẽ thuộc diện phải đấu giá. Thời gian nào, thủ tục đấu giá ra sao và những tên miền nào phải đấu giá, VNNIC sẽ thông báo cụ thể trước khi triển khai.
Cũng theo đại diện này, việc “đặt cọc” hay “giữ chỗ” tên miền 1, 2 ký tự .vn chỉ là thoả thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng, và VNNIC không can thiệp vào những giao dịch này.

Tuesday, February 26, 2013

CÁCH GIỮ GÌN CỬA NHỰA SỔ ĐÚNG CÁCH


Cửa nhựa  sổ sạch, mở rộng sẽ đón rất nhiều luồng không khí trong lành, thổi vào nhà luồng sinh khí mới. Điều này giúp cải thiện sức khỏe của mọi người trong nhà và mang đến sự vui tươi, đầm ấm cho gia đình.Theo Phong thủy, nếu bệnh tật xuất hiện trong nhà, hãy lau dọn nhà cửa sạch sẽ để xua tan khí độc và đón nguồn năng lượng mới. Mở cửa sổ và lau chùi thường xuyên là một trong những cách đơn giản để ánh sáng mặt trời lọt vào nhà dễ dàng.

Thế nhưng, lau dọn cửa sổ chẳng phải là một việc đơn giản. Nhà thường có nhiều cửa nhựa lõi thép sổ, nào là phòng khách, phòng ngủ, bếp… và việc dọn dẹp thì không phải lâu lâu mới làm một lần. Cửa sổ rất dễ đóng bụi, vì thế bạn cần làm sạch chúng đều đặn hàng tuần.

Không nên để đồ đạc trong nhà che khuất cửa sổ. Bạn cũng cần làm thoáng cảnh quan bên ngoài khung cửa để ngăn bóng râm trong nhà và đón ánh sáng mặt trời. Đây là nguồn năng lượng hữu ích cho ngôi nhà yêu quý của bạn.



Cửa sổ sạch sẽ và ánh nắng tự nhiên là những thành phần quan trọng đối với một căn nhà “khỏe mạnh”. Vì vậy bạn nên mở cửa sổ mỗi ngày để đón ánh sáng tự nhiên.

100 tên miền lâu đời nhất thế giới bạn cần biết


Hãng đã đăng ký tên miền ‘symbolics.com’ vào ngày 15/3/1985 và là hãng đầu tiên trong vài hãng đăng ký tên miền.com vào năm đó. Tuy hãng này đã tuyên bố phá sản vào đầu những năm 90 nhưng vẫn đang hoạt động dưới sự điều hành của những chủ sở hữu mới. Điều này có nghĩa, symbolics.com là tên miền .com lâu đời nhất trên Internet.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1997, hàng triệu tên miền .com mới được đăng ký. Theo BBC, hiện nay mỗi tháng có tới 668.000 trang web đăng ký tên miền .com. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, 21 triệu tên miền đã dang ky ten mien từ năm 1985 đến năm 2000 và có thêm 57 triệu tên miền đăng ký từ năm 2000 đến năm 2010. Chúng ta cũng nhìn lại 100 website thương mại lâu đời nhất trên Internet.
1. symbolics.com, ra đời ngày 15/3/1985
2. bbn.com (24/4/1985)
3. think.com (24/5/1985)
4. mcc.com (11/7/1985)
5. dec.com (30/9/1985)
6. northrop.com (7/11/1985)
7. xerox.com (9/1/1986)
8. sri.com (17/1/1986)
9. hp.com (3/3/1986)
10. bellcore.com (5/3/1986)
11. ibm.com (19/3/1986)
12. sun.com (19/3/1986)
13. intel.com (25/3/1986)
14. ti.com (25/3/1986)
15. att.com (25/4/1986)
16. gmr.com (8/5/1986)
17. tek.com (8/5/1986)
18. fmc.com (10/7/1986)
19. ub.com (10/7/1986)
20. bell-atl.com (5/8/1986)
21. ge.com (5/8/1986)
22. grebyn.com (5/8/1986)
23. isc.com (5/8/1986)
24. nsc.com (5/8/1986)
25. stargate.com (5/8 1986)
26. boeing.com (2/9/1986)
27. itcorp.com (18/9/1986)
28. siemens.com (29/9/1986)
29. pyramid.com (18/10/1986)
30. alphacdc.com (27/10/1986)
31. bdm.com (27/10/1986)
32. fluke.com (27/10/1986)
33. inmet.com (27/10/1986)
34. kesmai.com (27/10/1986)
35. mentor.com (27/10/1986)
36. nec.com (27/10/1986)
37. ray.com (27/10/1986)
38. rosemount.com (27/10/1986)
39. vortex.com (27/10/1986)
40. alcoa.com (5/11/1986)
41. gte.com (5/11/1986)
42. adobe.com (17/11/1986)
43. amd.com (17/11/1986)
44. das.com (17/11/1986)
45. data-io.com (17/11/1986)
46. octopus.com (17/11/1986)
47. portal.com (17/11/1986)
48. teltone.com (17/11/1986)
49. 3com.com (11/12/1986)
50. amdahl.com (11/12/1986)
51. ccur.com (11/12/1986)
52. ci.com (11/12/1986)
53. convergent.com (11/12/1986)
54. dg.com(11/12/1986)
55. peregrine.com (11/12/1986)
56. quad.com (11/12/1986)
57. sq.com (11/12/1986)
58. tandy.com (11/12/1986)
59. tti.com (11/12/1986)
60. unisys.com (11/12/1986)
61. cgi.com (19/1/1987)
62. cts.com (19/1/1987)
63. spdcc.com (19/1/1987)
64. apple.com (19/2/1987)
65. nma.com (4/3/1987)
66. prime.com (4/3/1987)
67. philips.com (4/4/1987)
68. datacube.com (23/4/1987)
69. kai.com (23/4/1987)
70. tic.com (23/4/1987)
71. vine.com (23/4/1987)
72. ncr.com (30/4/1987)
73. cisco.com (14/5/1987)
74. rdl.com (14/5/1987)
75. slb.com (20/5/1987)
76. parcplace.com (27/5/1987)
77. utc.com (27/5/1987)
78. ide.com (26/6/1987)
79. trw.com (9/7/1987)
80. unipress.com (13/7/1987)
81. dupont.com (27/7/1987)
82. lockheed.com (27/7/1987)
83. rosetta.com (28/7/1987)
84. toad.com (18/8/1987)
85. quick.com (31/8/1987)
86. allied.com (3/9/1987)
87. dsc.com (3/9/1987)
88. sco.com (3/9/1987)
89. gene.com (22/9/1987)
90. kccs.com (22/9/1987)
91. spectra.com (22/9/1987)
92. wlk.com (22/9/1987)
93. mentat.com (30/9/1987)
94. wyse.com (14/10/1987)
95. cfg.com (2/11/1987)
96. marble.com (9/11/1987)
97. cayman.com (6/11/1987)
98. entity.com (6/11/1987)
99. ksr.com (24/11/1987)
100. nynexst.com (30/11/1987)

Hãy bảo vệ thương hiệu công ty bạn bằng cách đăng ký tên miền đại diện công ty


Ngày nay, người sử dụng Internet tại Việt Nam rất quen thuộc với  dang ky ten mien .com và tên miền .com.vn. Ví dụ, khi muốn truy cập vào trang web của Công ty ABC nào đó, thì người ta có khuynh hướng gõ vào địa chỉ.Và khuynh hướng này tạo nên giá trị củatên miền.

Nếu bạn chọn một tên miền khác không phải hai tên miền tương ứng như trên, bạn có thể sẽ gặp một số vấn đề như sau:
Bị mất một số khách hàng tiềm năng. Vì theo thói quen, họ sẽ truy cập vào trang web .com hay .com.vn, nhưng đó không phải là trang web của bạn.
  • Một tay đầu cơ nào đó mua tên miền này, lập ra trang web làm thiệt hại uy tín công ty bạn và ép bạn phải mua lại tên miền với giá cao.
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn mua tên miền này, và lập ra trang web với thông tin sai lệch về công ty bạn.
  • Uy tín thương hiệu của công ty bị giảm sút vì không sở hữu được tên miền theo tên công ty của mình.
 Các tranh chấp về tên miền có thể làm cho công ty mất nhiều thời gian và tiền bạc. Tóm lại, để bảo vệ thương hiệu của mình, bạn nên đăng ký hai tên miền .com và .com.vn tương ứng với tên công ty (hay tên sản phẩm). Và cũng có thể đăng ký  tên miền .net, .org nếu xét thấy việc này là cần thiết.
Đăng ký tên miền ở đâu ?
 Tên miền cấp một có phần cuối chỉ có “một chấm”. Hiện nay ICANN là tổ chức quốc tế có uy tín duy nhất quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật vận hành hệ thống tên miền này. Hệ thống tên miền cấp một (ví dụ .vn) cũng là gốc cho tên miền cấp hai (ví dụ .com.vn). Tên miền cấp một được người ta phân biệt ra thành hai loại hình:
 1. Tên miền quốc tế:
 Bao gồm .com, .net, .org, .edu, .gov … và những tên miền có đuôi mới như: .aero, .biz, .coop, .info, .museum, .name và .pro
 Đối với người dùng Internet, tên miền này cho họ thấy website mà họ đang truy cập “mang quốc tịch” đa quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa nếu công ty bạn có định hướng vào thị trường ngoài nước thì tên miền cấp một dạng này là thích hợp nhất.
 ICANN chỉ định những công ty cấp phát tên miền, những công ty này tiếng Anh gọi là registra. Danh sách các nhà cung cấp tên miền được công bố trên website của ICANN.
Trừ những tên miền hạn chế mua như .aero, .coop, .museum, .gov, còn lại bạn có thể mua trực tiếp từ các registrar hay nhờ đơn vị thiết kế website mua hộ rồi bàn giao thông số quản trị lại cho bạn.
 2. Tên miền quốc gia:
 Tên miền cấp một quốc gia có phần cuối là 2 ký tự viết tắt của tên quốc gia hay vùng lãnh thổ. Ví dụ .vn, .uk, .fr… Khi bạn đăng ký tên miền này, thì đương nhiên người dùng sẽ biết ngay website của bạn đến từ nước nào.
Ở Việt Nam, để mua tên miền .vn, bạn hãy liên hệ với Trung tâm Internet Việt Nam(VNNIC) thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông

Monday, February 25, 2013

Những cái chết đau thương vì sim so dep

Nơi phát hành ra sim so dep số điện thoại này là hãng di động Mobitel, và chủ nhân đầu tiên của nó không ai khác chính là cựu giám đốc điều hàng của hãng, ông Vladimir Grashnov. Tuy nhiên Vladimir Grashnov đã qua đời năm 2001 vì căn bệnh ung thư khi mới 48 tuổi.

Nơi phát hành ra số điện thoại này là hãng di động Mobitel, và chủ nhân đầu tiên của nó không ai khác chính là cựu giám đốc điều hàng của hãng, ông Vladimir Grashnov. Tuy nhiên Vladimir Grashnov đã qua đời năm 2001 vì căn bệnh ung thư khi mới 48 tuổi.
Mặc dù trong giới kinh doanh, ông Vladimir Grashnov không hề có điều tiếng gì nhưng vẫn có tin đồn rằng ông mắc bệnh ung thư là do một đối thủ cạnh tranh đã dùng chất phóng xạ để hại ông.
Hoạ sát thân vì sim số đẹp, Tin tức trong ngày, chết người, sim số đẹp, sát thân, sát nhân, chết người, trùm ma tuý, buôn ma tuý
Ông trùm mafia Bulgaria, Konstantin Dimitrov đã bị bắn bởi một sát thủ người Hà Lan.
Số điện thoại này sau đó thuộc sở hữu của ông trùm mafia Bulgaria Konstantin Dimitrov. Tuy nhiên ông này cũng bị sát hại 2 năm sau khi sử dụng số điện thoại trên. Ông bị bắn bởi một sát thủ Hà Lan khi đi kiểm tra đế chế buôn ma túy trị giá 500 triệu bảng Anh của mình.
Sau đó chiếc sim so dep  này lại thuộc quyền sở hữu của  Konstantin Dishliev - một nhà buôn bất động sản, từng điều hành một chiến dịch buôn lậu ma túy. Năm 2005,  Dishliev cũng bị ám sát ở một nhà hàng Ấn Độ tại thủ đô Sofia của Bulgaria. Vụ ám sát này xảy ra ngay sau khi số ma túy trị giá gần 130 triệu bảng Anh bị cảnh sát phát hiện trên đường từ Bulgaria tới Colombia.
Hiện tại, bất kỳ ai gọi vào số 0888.888.888 đều nhận được lời thông báo rằng “Số điện thoại ngoài vùng phủ sóng”.
Phát ngôn viên của hãng di động Mobitel nói "Chúng tôi từ chối mọi bình luận xung quanh chiếc sim số đẹp này vì nó là sở hữu cá nhân".