Thursday, February 28, 2013

Mất sim số đẹp vì lơ là sim gốc


Trong tất cả những vụ việc tranh chấp, nhà mạng ưu tiên bảo vệ quyền lợi của khách hàng giữ sim gốc đang còn giá trị sử dụng. Ông giải thích, sim gốc là sim cấp lần đầu tiên cho một số điện thoại. Hệ thống dữ liệu nhà mạng luôn lưu trữ lịch sử thuê bao, bao gồm seri sim gốc, ngày và lý do cấp lại cũng như quá trình chuyển đổi chủ sở hữu
Mua sim 09xx833833 từ một người bạn buôn sim số đẹp trên diễn đàn, anh Nguyễn Văn Lâm, ở Hà Nội nhận hàng của qua đường bưu điện và đã yêu cầu chủ cũ sang tên cho mình trên hệ thống. Sau một thời gian dài mới tìm được người mua, chốt giá xong với khách thì anh Lâm phát hiện ra mất sim.
Khi anh kiểm tra lại, định gọi điện nhờ chủ cũ sang tên cho khách thì phát hiện ra sim 09xx833833 lắp vào không còn liên lạc được. Số điện thoại của người bán cũng bặt vô âm tín. Nhờ người tra thông tin thuê bao, anh Lâm được biết, chủ cũ đang cầm sim gốc và vẫn hoạt động bình thường. Sim mà anh nhận được chỉ là số cấp lại. Thông tin chính chủ trong đó cũng không còn mang tên anh.
"Khi nhận hàng, mình có kiểm tra và thấy liên lạc được bình thường. Không ngờ, bây giờ, sim so dep lại hóa sim rác, mất hơn 5 triệu đồng lúc mua", anh Lâm phàn nàn.
Ảnh minh họa.
Nhà mạng khuyến cáo người tiêu dùng giữ sim gốc cẩn thận, nếu mất cần bao bi chặn ngay. Ảnh minh họa.
Liên hệ với nhà mạng, anh Lâm được tiếp nhận tranh chấp song phải chờ xác minh, thẩm tra mới có thể giải quyết. Theo một số bạn bè trong nghề, cơ hội để anh đòi lại được số VIP là rất khó. "Họ nói, ít nhất mình phải có sim gốc để làm bằng chứng là chủ sở hữu", ông Lâm nói.
Không vướng chuyển nhượng song mới đây, chị Lê Thu Thúy, nhân viên kinh doanh của một công ty nội thất ở Hà Nội, cũng rơi vào cảnh tranh chấp sim. Chị Thúy sở hữu số điện thoại 01xxx456789, mua giá 3,2 triệu đồng từ hơn một năm trước. Đúng dịp Tết vừa rồi, chị đi chơi và vô tình bị móc mất điện thoại. Số đẹp theo đó cũng "không cánh mà bay".
Khi đi làm, bận nhiều việc nên gần một tháng sau, chị Thúy mới thu xếp được thời gian để đi cấp lại sim. Nhưng chị không ngờ, có người nhặt được sim của chị, phát sinh thoại, SMS rồi mang ra nhà mạng, yêu cầu khai báo lại thông tin với lý do lúc mua sim, đại lý đã đăng ký ảo.
Có chứng minh thư là chính chủ thuê bao song sim gốc lại rơi vào tay người khác nên chị Thúy đành phải chờ nhà mạng thẩm tra, xác minh và chưa biết bao giờ mới lấy lại được. "Số đó mình chỉ dùng liên lạc với gia đình nên không vội đi lấy lại ngay. Khi mất số điện thoại, mình cũng chủ quan nên không báo với nhà mạng chặn luôn, bây giờ lại lằng nhằng", chị Thúy nói.
Theo anh Đỗ Văn Bảo, một người kinh doanh sim số đẹp ở Hà Nội, hiện nay có khá nhiều biện pháp để dân buôn số VIP thay đổi được thông tin của sim điện thoại. Đó là cách để sang tên đổi chủ khi chuyển nhượng sim. Song, cũng vì thế mà sim gốc càng có giá trị hơn và trở thành một căn cứ chứng minh chủ sở hữu cũng như giúp chủ thuê bao có lợi thế khi không may xảy ra tranh chấp.
"Ngoài việc ra trung tâm giao dịch chuyển hợp đồng, người mua nên yêu cầu người bán đưa sim gốc để tránh rắc rối về chủ sở hữu sau này. Trường hợp chủ buôn kêu mất sim, phải cấp lại để sang nhượng thì cần hết sức đề phòng", anh Bảo nói.
Trao đổi với VnExpress.netđại diện của VinaPhone cho hay, hiện nay trên thị trường viễn thông xảy ra không ít trường hợp tranh chấp sim số đẹp. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc khá nhiều như khách hàng đánh mất sim gốc, để một thời gian dài mới đi cấp lại trong khi đã có người khác nhặt được rồi phát sinh cuộc gọi; chuyển nhượng sim không qua nhà mạng hay thậm chí giữ sim đẹp một thời gian lâu không sử dụng...
Trong tất cả những vụ việc tranh chấp, nhà mạng ưu tiên bảo vệ quyền lợi của khách hàng giữ sim gốc đang còn giá trị sử dụng. Ông giải thích, sim gốc là sim cấp lần đầu tiên cho một số điện thoại. Hệ thống dữ liệu nhà mạng luôn lưu trữ lịch sử thuê bao, bao gồm seri sim gốc, ngày và lý do cấp lại cũng như quá trình chuyển đổi chủ sở hữu...
Tuy nhiên, trên thực tế, việc giải quyết những vụ tranh chấp thường rất khó và kéo dài. "Người giữ sim gốc được ưu tiên chứ không phải cứ có sim gốc là chủ sở hữu. Song đó vẫn là một trong những căn cứ quan trọng để nhà mạng xử lý vụ việc", ông nói.
Theo đó, vị lãnh đạo này khuyến cáo khách hàng nên lưu trữ sim gốc cẩn thận, khi mất cần báo chặn ngay với nhà mạng. Nếu mua bán, chuyển nhượng, người tiêu dùng cần yêu cầu chủ cũ giao sim gốc, hợp đồng tại trung tâm của nhà mạng. Điều này vừa tránh xảy ra tranh chấp, vừa là căn cứ hữu hiệu để chứng minh tài sản hợp pháp, chính chủ khi cần thiết.

No comments:

Post a Comment