Monday, January 14, 2013

Rượu và những món ngon tại nhà hàng



Trong ngày tết mọi người thường chúc nhau bằng những lời chúc bên những ly rượu . Đó là nét đẹp văn hoá từ ngàn đời nay của ông cha ta.



Nha hang thiep phuc quan
Uống rượu là nét văn hóa có từ lâu đời của rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tết là dịp lẽ mà các loại rượu được tiêu thụ nhiều nhất trong năm, nhất là các loại rượu gạo được nấu một cách thủ công


Điều đáng nói ở đây là có không ít người dân ở các vùng nông thôn sử dụng bình thiếc để làm dụng cụ cho quá trình lên men, chưng cất và đựng rượu. Loại dụng cụ này có hàm lượng chì tương đối cao nên khi đựng rượu trong bình thiếc này có thể gây ra ngộ độc chì cấp hoặc mãn tính, thậm chí tử vong cho người uống.
Theo lý giải của các nhà khoa học: Khi đựng rượu trong bình thiếc, trên mặt rượu có một lớp váng bột xám đen, đó chính là các chất oxy hóa bị bong ra. Ở môi trường bình thường, kim loại chì và chất chì oxy hóa có trong nước rất thấp. Nhưng trong môi trường axit và cồn hòa tan thì tốc độ oxy hóa kim loại có thể nhanh hơn gấp vài chục lần, thậm chí hàng trăm lần nếu trong cồn nóng.
Sau khi uống rượu, dạ dày sẽ xung huyết, máu tuần hoàn với tốc độ nhanh hơn, có tác dụng hấp thụ mạnh, vì vậy việc hấp thụ chất độc chì ở trong rượu cũng sẽ diễn ra rất nhanh. Người ta ước tính rằng, khi uống 200 đến 300 ml rượu, có thể sẽ nạp vào cơ thể khoảng 100 mg chì. Nếu những người uống phải loại rượu này, cho dù mỗi ngày nạp 10-20 mg chì thì sau vài tuần cũng có thể bị phát bệnh.
Dấu hiệu đầu tiên khi bị ngộ độc các loại chì cấp tính là người bệnh bị nôn ọe, bụng đau dữ dội, mồm có mùi của kim loại. Những người bị nặng do uống nhiều rượu có lượng chì cao có thể bị tổn thương gan, gan sưng to, mê sảng, giật mình, huyết áp tăng cao…
Với những người ngộ độc chì mãn tính thì bệnh tiến triển chậm hơn, với triệu chứng biếng ăn, kèm theo đau bụng lâm râm hàng ngày, trướng bụng, táo bón thường xuyên, giảm sút trí nhớ, đau nhức xương khớp, cơ bắp mệt mỏi…



No comments:

Post a Comment