Monday, August 11, 2014

Liệu 'Cho chính phủ vay vốn là an toàn' nhất không?

Liệu 'Cho chính phủ vay vốn là an toàn' nhất không?

Hỗ trợ vay vốn ngân hàng cho chính phủ  là an toàn nhất và Chính phủ đảm bảo quỹ không bị thất thoát..." Đây là lời nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh 

Giải đáp thắc mắc của đại biểu Võ Thị Dung (TPHCM) về nợ công của Chính phủ, năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 24,8%, Phó Thủ tướng cho biết: Đến cuối năm 201,1 nợ công của Chính phủ, nợ Chính phủ, nợ Quốc gia của Chính phủ với nước ngoài vẫn nằm trong giới hạn.
“Theo Luật nợ công chiến lược nợ công thì nợ công được phép bằng 65% GDP, hiện nay chúng ta chưa đến mức này và tùy theo yêu cầu của phát triển, chương trình dự án đã được duyệt thì hàng năm chúng ta vay theo tiến độ. Sắp tới đây Chính phủ sẽ có báo cáo với Quốc hội chi tiết hơn về vấn đề nợ công”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo số liệu tại “Báo cáo các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài quốc gia năm 2011” do Bộ Tài chính trình Chính phủ và công văn của Bộ Tài chính về số dư nợ công ngày 31/12/2011, tổng số dư nợ công là 1.392.020 tỷ đồng, bằng 54,9% GDP. Trong đó, nợ Chính phủ 1.092.761 tỷ đồng, chiếm 78,5% tổng nợ công (nợ nước ngoài 666.372 tỷ đồng, nợ trong nước 426.389 tỷ đồng); nợ được Chính phủ bảo lãnh 285.375 tỷ đồng, chiếm 20,7% tổng nợ công; nợ chính quyền địa phương 10.884 tỷ đồng, chiếm 0,8%. Dư nợ nước ngoài của quốc gia đến cuối năm 2011 là 1.052.416 tỷ đồng.
Báo cáo từ kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cho rằng: Số dư nợ công năm 2011 tăng 24,8% so với năm 2010 (tức 276.439 tỷ đồng, tương đương 13,2 tỷ USD), trong đó có một số khoản tăng cao (vay Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tăng 34,5%; bảo lãnh phát hành trái phiếu Ngân hàng Chính sách Xã hội tăng 66,3%; bảo lãnh vay vốn nước ngoài tăng 31%; vay nước ngoài tăng 26,3%...). Trong tổng số nợ Chính phủ, vay nước ngoài chiếm 60,82%; vay trong nước chiếm 39,18%; trong số vay trong nước, tỷ trọng các khoản vay khác chiếm 52,78, trái phiếu Chính phủ chiếm 47,2%.
Hỗ trợ chính  phủ vay vốn ngân hàng  là an toàn nhất
Là người đã nhiều lần đưa ra những quan ngại về vấn đề quỹ bảo hiểm xã hội, đại biểu Bùi Sĩ Lợi cho biết, do cơ chế đóng hưởng không cân đối cho nên nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội là nằm trong tương lai gần.
“Chúng tôi nghĩ Chính phủ cũng phải nghiên cứu cơ chế để sửa đổi pháp luật” – đại biểu tỉnh Thanh Hóa kiến nghị.
Về vấn đề này, phát biểu tại Hội trường, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cũng đặt vấn đề: “Quỹ bảo hiểm xã hội cho ngân sách vay chính là cho Chính phủ vay thì có sai luật không? Như vậy có ảnh hưởng đến an toàn của quỹ bảo hiểm xã hội không?”.
Tuy nhiên, ngay sau khi đặt câu hỏi, Phó Thủ tướng đã khẳng định: “Trong Luật bảo hiểm xã hội có quy định là quỹ được bảo toàn và tăng trưởng, và quỹ được phép đầu tư để bảo toàn vốn”.
Phó Thủ tướng cũng phân tích: Theo hướng dẫn bằng Nghị định của Chính phủ thì có rất nhiều hình thức đầu tư, kể cả đầu tư vào công trình xây dựng, kể cả đầu tư bằng các hình thức nhưng để an toàn quỹ thì Chính phủ hiện nay chưa cho phép đầu tư vào các công trình xây dựng cơ bản, chưa cho phép đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm, mà có thể gây ra rủi ro.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, hiện mới có hai hình thức đầu tư chủ yếu: một là gửi tại các Ngân hàng Thương mại, và trong các Ngân hàng này thì Chính phủ cũng quy định là gửi tại các Ngân hàng Thương mại có vốn chủ yếu là vốn Nhà nước để đảm bảo an toàn.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng cho rằng, cho Chính phủ vay cũng là một hình thức đầu tư, thông qua mua trái phiếu Chính phủ hoặc là cho vay, lãi suất cũng không phải là thấp mà theo lãi suất thị trường và trái phiếu Chính phủ cũng phát hành trên thị trường”

No comments:

Post a Comment